<bgsound src="/Tuong Niem Nha Tho Phuong Trieu.mp3"/> Le Dinh


Tel: 450 442-3292

E-mail:

[email protected]



Tác Giả



Lê Mộng Nguyên



Paris (France)




Sơ lược tiểu sử:

Lê Mộng Nguyên, nhạc sĩ, tân hội viên chánh thức của Hàn Lâm Viện Khoa Học Hải Ngoại Pháp, giáo sư kinh tế học và luật khoa đại học Paris, Pháp.

Lê Mộng Nguyên, sinh ngày 5 tháng 5, năm 1930, tại Phú Xuân (Huế), tỉnh Thừa Thiên (miền Trung Việt Nam), là con trai áp út của một gia đình nho giáo, điền chủ ở tỉnh Thừa Thiên. Bút hiệu Yên Hà. Hiện cư ngụ tại Pháp.

Tác phẩm:
Hơn 15 tác phẩm nghiên cứu bằng Pháp ngữ.

Nhạc:
Gồm những ca khúc tiêu biểu nổi tiếng:

• Trăng Mờ Bên Suối
•Vó Ngựa Giang Hồ
•Một Chiều Thương Nhớ
• Trọng Thuỷ Mỵ Châu
• Chiều Thu
• Mưa Huế
• Hoàng Hoa Thôn
• Nhớ Huế
• Về Chơi Thôn Vĩ
• Ly Hương
• Đôi Mắt Nhung
• Xuân Tha Hương
• Lá Thư Cho Mẹ
• Chiều Vàng Trên Chợ Đông Ba
• Mùa Lúa Mới
• Trường Ca Quân Tiến
• Mừng Khánh Đản

 




Chương trình phát thanh
Tiếng Nói Người Việt quốc Gia Tại Pháp
Section parisienne de Radio Free Vietnam - New Orleans

NS Lê Mộng Nguyên tưởng niệm
Nhà thơ PHƯƠNG TRIỀU
vừa tạ thế tại Hoa Kỳ

& Bài NHỚ TIẾNG XƯA
(Nhạc và Lời : LÊ VĂN KHOA)
với giọng ca Soprano: HÀ BÍCH HỢP
Hòa âm, viết và điều khiển giàn nhạc hòa tấu Hoa Kỳ:
NS LÊ VĂN KHOA

Bài này trích từ mục "Thơ Nhạc Cuối Tuần"
do NS PHẠM ANH DŨNG
phụ trách trong Nhóm Nhạc Việt



TƯỞNG NIỆM



NHÀ THƠ
PHƯƠNG TRIỀU

Mất ngày 14 tháng 11 năm 2008
tại Austin, Texas-Hoa Kỳ






Được tin buồn nhà thơ Phương Triều (tên thật Lê Huỳnh Hoàng) vừa vĩnh viễn ra đi chiều ngày thứ sáu 14 tháng 11 năm 2008 lúc 5 giờ 55 tại Austin-Texas, tôi bàng hoàng đau đớn. Mặc dầu chưa bao giờ gặp mặt (tôi ở Paris, Phương Triều ở Hoa Kỳ) nhưng hình ảnh đôn hậu của anh được qua Mỹ rất muộn màng theo diện HO năm 1994 (sau 19 năm sống dưới chế độ bạo tàn của CSVN), định cư tại thành phố Saint Paul-Minnesota, cứ theo dõi tâm trí tôi. Giới văn học nghệ thuật Việt Nam hải ngoại từ nay vắng bóng một người bạn văn hiền lành, dễ thương dễ cảm, đúng như Trần Việt Hải đã viết trong Phân Ưu trên mạng Tình Nghệ Sĩ : « Phương Triều sống rất chí tình với bạn bè, bạn bè thương mến anh vì cái chất Nam Kỳ thật thà, khi đọc thơ anh, bạn đọc có thể hình dung được bản tánh của nhà thơ đã lìa bỏ chúng ta. Hãy thắp nén hương lòng đưa tiễn anh đi ».

Phương Triều đã gửi tặng tôi hầu hết những tác phẩm của anh, lúc nào cũng kèm theo đôi hàng với mục đích cho tôi đọc trong những giờ nhàn hạ, chứ không bắt buộc phải viết lách gì về anh cả, vì vậy tôi rất cảm ơn và không ngần ngại lựa chọn «Giọt Sữa Đất», tập thơ mới nhất hồi ấy của Phương Triều do Lê Huỳnh xuất bản (Minnesota 2002).







Vì qua Giọt Sữa Đất, và để so sánh với ba thi tập cùng một tác giả đã cho Ra Mắt trước đó: Thơ Phương Triều (California 1995), Trăm Bài Thơ Xuân (Minnesota 2000) và Xóm Mộ (Minnesota 2001), tác giả muốn đi sâu hơn nữa trong tâm tình đượm hồn đất nước mà anh phải rời bỏ ra đi… Giọt Sữa Đất theo tôi là một tán dương ca quê hương là người mẹ đã nuôi nấng người thi sĩ, đã cho anh tất cả tinh lực của cuộc đời (la sève de la vie) :

Thương giọt phù sa như là sữa đất
Đêm quê nghèo mưa trắng lạnh Tiền Giang
Em thả tóc hương lài thơm gối mộng
Búp tay mềm với gọi giấc mơ tan…
Mùa ốc gạo anh còn đi xúc tép
Chùa Tân Hưng ngõ bướm rợp hoa vàng
Mai họp chợ Nha Mân xuồng ghé sớm
Em buổi chiều Rạch Rắn đợi anh sang!
Mấy nhỏ bạn miệt Nàng Hai, Xóm Cửi
Dặn mua dùm xoài tượng với dưa gan
Anh hái mận ra Cái Tàu đổi rẻ
Thêm chục xoài cát ngọt cúng trên trang!
Van vái được cưới em ngày mới lớn
Hạnh phúc đơm đầy hoa lá bình an
Đâu biết được mộng đau vùi giấc bướm
Nha Mân buồn Rạch Rắn đã sang ngang!
Đêm trở lại , ngậm ngùi trăng cố thổ
Bóng hình xưa bèo bọt giấc mơ tàn…

Kim Thoa (Chicago, Xuân Canh Thìn 2000) cho biết: «Anh (Phương Triều) làm thơ như đang nói chuyện với bạn bè: trầm ngâm và từ tốn nên chậm rãi đi vào lòng người. Nhưng với hai câu mở ngõ của bài thơ Cỏ Già: «Quê tôi Sa-đéc thương tôi lắm, Thuở nhỏ ly hương, lớn ở tù!»…tôi lặng người xúc động. Một câu thơ nghe là lạ : Sao anh không nói thương Sa-đéc, à mà nếu nói như thế thì thường quá, ai lại không yêu quê hương của mình? Cái mới và khéo của anh là ở chỗ đảo lại Sa-đéc quê anh thương anh lắm. Quê anh thương cuộc đời bất hạnh gian nan của anh, thuở nhỏ phải sống xa gia đình, lớn lên lại mắc vòng lao lý…»

Nếu ta đi sâu vào tình nghĩa nhân loại, và qua ngay cái tên sách rất đẹp Giọt Sữa Đất mà Phương Triều đã chọn lựa cho thi tập thứ tư và đầu đề thứ nhất của tác phẩm mình, đất nước là mẹ của anh, tình thương ưu tiên là tình thương của người mẹ trước hết đối với con (một phần xác thể và linh hồn của mình). Ta hãy lắng nghe tiếng thì thầm, nhắn nhủ của mẹ cố hương gửi đến nhà thơ từ làng mạc xa xưa:

Xe lúc lắc qua đò Mỹ Thuận
Chiều Tiền Giang gió dựng buồm xa
Từ con thất lạc quê nhà
Tuyết sương rụng xuống tóc già, con ơi ! …(Lúc Lắc, tr. 1)

Qua bài Tận Đâu? (tr. 67), Phương Triều muốn nói lên lòng biết ơn của anh đối với người mẹ (quê hương và mẹ sinh thành), với những lời nặng tình tha thiết:

Người không về đêm qua đêm nay
Người cũng không về những đêm sau này
Người đi biền biệt từ ly cách
Như bóng chiều trong giọt nắng phai…
Con sông cũ bây giờ đen mặt
Không chắc còn cây ngả bóng dài
Thương mẹ nhai trầu không dập bã
Mắt mờ rưng lệ ngóng con trai!…
Nhớ xưa ba bốn ngày đau đẻ
Chừng được con tươi rói mặt mày!
Nuôi con bằng sữa từ tim mẹ
Đâu biết rằng con kiếp lạc loài!

Nay lưu lạc đất khách, quê người, nhà thơ vẫn giữ mãi trong trí nhớ nhiều cảnh tượng nghèo nàn, cơ cực của dân mình đã đắm chìm trong kiếp trầm luân:

Con chạy vì chân không thể đứng
Chỗ ngồi chông bẫy chéo đan nhau!
Bỗng dưng thành kiếp vô thừa nhận
Cha ngục tù xương gởi chốn nào!
Con chạy theo xôi mà bụng đói
Mẹ còn khan giọng cất lời rao!
Bốn phương trời cứ tuôn bèo bọt
Con chạy vào cơn tủi nhục nào? (Chạy, tr.121-122)

Phương Triều thương yêu nơi cố quận cho đến đôi lúc vì hứng cảm dồi dào, anh không do dự mượn những phương ngôn miền Nam để dệt thành thơ, vừa dùng cách chơi chữ vừa tác dụng đồng âm dị nghĩa (calembour) đặng diễn tả một cách hời hợt nhưng minh mẫn cả một mẩu đời hai đứa trẻ mới thương nhau:

Bậu buồn trách qua không qua
Chừng qua bậu hỏi sao qua qua hoài?
Qua đành qua lại rai rai
Bậu buồn lại trách: mấy ngày mới qua!
Sáng chiều qua lại phải qua
Bậu hỏi bộ rảnh sao qua lại hoài? (Qua, tr. 28)

Tôi xin dịch ra tiếng Pháp để quí vị đồng hương không sinh trưởng tại miền Nam được thưởng thức cách xử dụng và sắp đặt rất khéo léo vài thổ ngữ đã biến hóa thành âm điệu cao nhã của thi ca:

Tu me reproches tristement de ne pas passer te voir,
Mais quand je suis passé te voir, tu me demandes pourquoi j’ai passé tout mon temps à te rencontrer?
Je dois par conséquent me résigner à te faire des visites espacées,
Avec tristesse tu me reproches alors d’avoir attendu trop longtemps pour passer te voir !
Matin et soir je dois donc recommencer à continuellement me rendre chez toi,
Tu me dis à ce moment-là que mes occupations sont probablement si rares qu’elles me laissent tout le loisir de venir sans cesse te voir?

Cái biệt tài của Phương Triều trong việc chơi chữ này nằm tất cả trong chữ QUA là một động từ (passer, venir, rencontrer) mà cũng là một nhân xưng đại danh từ MOI (pronom personnel) trong ngôn ngữ làng mạc và nhà quê miền Nam. BẬU là TOI theo tiếng Pháp , như thế BẬU và QUA : TOI et MOI có nghĩa là EM với ANH trong ngôn ngữ Trung và Bắc Kỳ.

Tương tự Nguyễn Ngọc Diệp trong tạp bút « Chuyện Ngày Qua » (Bruxelles 1999), Mạnh Bích trong « Giòng Sông Trầm lặng » (Paris 1999), hay Trịnh Hưng trong bài thơ « Xin cám ơn em người vợ hiền », nhà thơ Phương Triều (Sĩ Quan Báo Chí Bộ Quốc Phòng VNCH 1967-1975), đã phải lao ngục dưới chế độ Xã Hội Chủ Nghĩa và cũng như các nhà văn nói trên, anh đã ca tụng người vợ hiền tận tâm gánh vác tất cả mọi chuyện con cái, gia đình và hơn nữa phải lo tiếp tế cho chồng bị tù hãm trong những trại cải tạo từ Bắc chí Nam:

Thương em ruột hến canh bầu
Húp thêm muối mặn làm dâu nhà nghèo!
Chồng tù vợ lãnh án treo
Thế nhân đầy những mắt mèo ngó đêm! (Mắt Mèo, tr.44)

Phương Triều cũng là một nhà triết lý của cuộc đời xem như « Giấc nam kha khéo bất bình, Bừng con mắt giậy thấy mình tay không » (Cung Oán Ngâm Khúc):

Những người mới ngủ hôm qua
Mai là quá khứ mốt là ngày xưa!
Những người thức dậy buổi trưa
Giấc hoa mộng bướm cũng vừa trăm năm! (Góc Chiều, tr.110)

Với những ngôn ngữ rất bình thường, nhà thơ Phương Triều thấm nhuần đạo giáo đã cho cuộc đời như một làn gió thoảng qua (Lá đào rơi rắc lối Thiên Thai, Suối tiễn oanh đưa những ngậm ngùi, Tản Đà):

Xin
VĨNH BIỆT nhà thơ tài đức rất thương quí của chúng ta!







Mục lục | Liên Lạc



 


Free Web Template Provided by A Free Web Template.com